TINH DẦU TRÀM TRÀ - THÀNH PHẦN KHÁNG KHUẨN MẠNH MẼ TRONG CÁC SẢN PHẨM BIBALA

Tràm trà đã từ lâu trở thành một thành phần quen thuộc trong ngành mỹ phẩm nhờ vào sức mạnh tự nhiên và những lợi ích vượt trội đối với làn da. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ điều trị mụn và giảm viêm, tràm trà còn là thành phần cốt lõi nhằm tạo nên 2 sản phẩm chủ lực cho Bibala, bao gồm Silver Daily Calming Milky Essence và Nano Tea Tree Acne-care Spot Gel. Lý do gì mà Bibala lại chọn thành phần có nguồn gốc từ tràm trà? Hãy cùng Bibala tìm hiểu về khía cạnh khoa học nhé!
1. NGUỒN GỐC CỦA THÀNH PHẦN TRÀM TRÀ
Theo lịch sử thời gian, tràm trà được phát hiện ở những vùng đất hoang dã của nước Úc và chúng đã được các thổ dân bản địa sử dụng từ hàng thế kỷ trước. Theo đó, họ ngâm lá tràm trà trong nước hoặc đắp lên các vết thương như khi bị côn trùng cắn, hay đơn giản chỉ để làm sạch cơ thể sau một ngày dài.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ chiết xuất và nghiên cứu khoa học, tràm trà đã vượt xa vai trò truyền thống để trở thành một thành phần nổi bật trong chăm sóc da, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị mụn và các vấn đề da liễu.
2. HOẠT TÍNH TRÀM TRÀ MANG LẠI CHO LÀN DA
2.1. Kháng khuẩn hiệu quả
Một trong những điểm đặc biệt của nước lá tràm trà là khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Theo đó, trong tràm trà có chứa hàng loạt các loại tinh dầu khác nhau, bao gồm terpinen-4-ol, 1,8-cineole, terpinelone cũng với rất nhiều loại khác. Trong số đó, terpinen-4-ol là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất trong tinh dầu tràm trà (35-48%).
Hầu hết đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà là nhờ vào terpinen-4-ol. Điều này khiến tràm trà trở thành đồng minh đáng tin cậy trong việc kiểm soát vi khuẩn gây mụn như Propionibacterium acnes.
Tuy nhiên, Bibala cũng không phủ nhận các phương pháp điều trị mụn khác như benzoyl peroxide, retinoid hay salicylic acid không hiệu quả. Ngược lại, các loại hoạt chất này vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều trị mụn từ trung bình đến nặng. Nhưng ở góc độ là một thương hiệu làm đẹp theo lối cân bằng, việc sử dụng các thành phần thiên nhiên được áp dụng công nghệ cao sẽ giúp tràm trà mang lại tính chất dịu nhẹ hơn so với các hoạt chất kể trên.
Tràm trà, hay tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil - TTO) được nhấn mạnh với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các vi khuẩn gây mụn như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và Cutibacterium acnes. Dưới đây là những dẫn chứng tiêu biểu về khả năng kháng khuẩn của tràm trà:
- Khả năng kháng vi khuẩn: TTO giàu thành phần terpinen-4-ol, một hợp chất chính được cho là có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Trong nghiên cứu, TTO cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc như Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) và các vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae.
- Tác dụng đối với vi khuẩn gây mụn: Nghiên cứu cho thấy TTO có khả năng giảm đáng kể số lượng mụn viêm, đặc biệt khi so sánh với các phương pháp điều trị thông thường như benzoyl peroxide. TTO đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả trong việc điều trị mụn.
- Cơ chế tác dụng: Cơ chế kháng khuẩn của TTO chủ yếu thông qua việc phá vỡ cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn, dẫn đến mất cân bằng nội bào và ức chế khả năng duy trì sự sống của vi khuẩn. TTO không chỉ kháng khuẩn mà còn giảm thiểu sự phát triển của màng sinh học, mà là một yếu tố quan trọng trong việc gây ra các nhiễm khuẩn mãn tính.
2.2. Làm dịu và chăm sóc da viêm
Mỗi nốt mụn viêm là một cuộc chiến nhỏ mà làn da phải đối mặt, và cảm giác đau nhức hay sưng tấy thường khiến chúng ta khó chịu.
Theo đó, terpinen-4-ol có trong tinh dầu tràm trà có khả năng ức chế sản xuất cytokine gây viêm như TNF-α, INF-γ, IL-1, IL-4 và IL-6, giúp hạn chế các triệu chứng sưng tấy khi vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn gây mụn) hoặc S.aureus (tụ cầu vàng) gây ra.
Có thể nói, việc ức chế quá trình viêm sẽ giúp cho vết thương được mau chóng lành hơn. Đối với những ai mắc các bệnh lý da như viêm da cơ địa hay vảy nến, cảm giác ngứa rát và khó chịu cũng được giảm bớt một cách đáng kể nhờ tác dụng chống viêm của tràm trà.
3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ HOẠT TÍNH TRÀM TRÀ
3.1. So sánh giữa tinh dầu tràm trà và benzoyl peroxide
Vào năm 1990, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn (RCT) kéo dài 3 tháng đã được thực hiện trên những người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình, nhằm so sánh hiệu quả của gel nền nước chứa tinh dầu tràm trà (TTO) 5% và kem dưỡng da nền nước chứa benzoyl peroxide (BP) 5%. Với các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Sự thay đổi của các tổn thương viêm và không viêm.
- Mức độ giảm nhờn trên da.
- Tỷ lệ và mức độ tác dụng phụ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiệu quả điều trị
- Tổn thương viêm: Cả hai nhóm đều có sự cải thiện đáng kể, nhưng nhóm sử dụng BPO cho kết quả tốt hơn.
- Tổn thương không viêm: Cả hai phương pháp điều trị đều giúp giảm đáng kể tổn thương và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm.
- Độ nhờn trên da: Nhóm sử dụng BPO có mức độ giảm nhờn tốt hơn so với nhóm sử dụng tinh dầu tràm trà.
Tính an toàn và tác dụng phụ
- Tỷ lệ tác dụng phụ:
- Nhóm sử dụng TTO có tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn (44%).
- Nhóm sử dụng BPO có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn (79%)
- Các tác dụng phụ phổ biến của BP:
- Kích ứng da, viêm da kích ứng.
- Biểu hiện như ban đỏ, bong tróc, ngứa.
- Mức độ tác dụng phụ có thể phụ thuộc vào nồng độ sử dụng, làm hạn chế khả năng dùng BP ở một số đối tượng.
Do đó, chúng ta có thể kết luận được rằng: Mặc dù Benzoyl Peroxide có hiệu quả cao hơn trong việc giảm mụn trứng cá, đặc biệt là đối với các tổn thương viêm do chúng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sừng. Tuy nhiên, công thức chứa tinh dầu tràm trà an toàn hơn với tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn.
Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp điều trị nên cân nhắc giữa hiệu quả và mức độ dung nạp của từng cá nhân. Ngoài ra chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ nền công thức (bao gồm độ đặc lỏng cũng như các thành phần đi kèm).
3.2. So sánh giữa tinh dầu tràm trà và adapalene
Theo đó, Adapalene là một dẫn xuất thuộc nhóm retinoid, chúng được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá thông thường nhờ vào hiệu quả lâm sàng cao thông qua nhiều cơ chế khác nhau như ổn định sừng hóa (cơ chế chính), đồng thời còn hỗ trợ giảm viêm, giảm tiết bã nhờn, nhưng tuyệt nhiên lại không thể kháng khuẩn.
Do đó, vào năm 2022 đã có nghiên cứu mù ba diễn ra nhằm so sánh giữa 1 công thức sử dụng adapalene và công thức kết hợp giữa adapalene + tinh dầu tràm trà nhằm kiểm tra hiệu quả trên làn da bị mụn trứng cá.
Thiết kế nghiên cứu:
- Loại nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù ba (RCT).
- Thời gian: 12 tuần.
- Đối tượng: Những người bị mụn trứng cá thông thường nhẹ đến trung bình.
Nhóm nghiên cứu:
- Nhóm đối chứng (n = 47): Sử dụng gel adapalene 0,1%, thoa một lần mỗi ngày vào ban đêm.
- Nhóm can thiệp: Sử dụng nhũ tương nano chứa tinh dầu tràm trà (6%) kết hợp với gel adapalene 0,1% (TTO + ADA) thoa một lần mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu
- Hiệu quả điều trị:
- Nhóm sử dụng TTO + ADA có sự giảm số lượng tổn thương viêm, không viêm và tổn thương tổng thể lớn hơn so với nhóm chỉ dùng adapalene.
- Chỉ số ASI (Acne Severity Index):
- Nhóm can thiệp (TTO + ADA) đạt 71,69% thành công trong điều trị.
- Nhóm đối chứng (chỉ dùng adapalene) chỉ đạt 6,38% thành công.
Ý NGHĨA TIỀM NĂNG CỦA VIỆC KẾT HỢP ADAPALENE VÀ TTO
Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao hơn vì tác động lên cả bốn yếu tố chính trong cơ chế hình thành mụn:
- Tăng tiết bã nhờn – được kiểm soát bởi adapalene.
- Tăng sừng hóa – adapalene giúp giảm bít tắc lỗ chân lông.
- Viêm – cả adapalene và tinh dầu tràm trà đều có tác dụng chống viêm.
- Vi khuẩn xâm nhập – tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
4. ỨNG DỤNG TRÀM TRÀ VÀO TRONG MỸ PHẨM
4.1. Nước lá tràm trà - Silver Daily Calming Milky Essence
40% nước lá tràm trà có trong nước dưỡng Silver Daily Calming Milky Essence của nhà Bibala chúng mình đóng vai trò then chốt nhờ những đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu da vượt trội, đặc biệt hữu ích trong việc chăm sóc da mụn và da nhạy cảm.
Kháng khuẩn và giảm viêm: Nước lá tràm trà chứa terpinen-4-ol, một hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium acnes, nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Cơ chế hoạt động của terpinen-4-ol bao gồm phá vỡ màng tế bào vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp protein và DNA, từ đó tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. Ngoài ra, nước lá tràm trà còn có khả năng làm giảm viêm, làm dịu các nốt mụn sưng đỏ, giúp da nhanh chóng phục hồi.
Điều tiết bã nhờn và làm sạch lỗ chân lông: Bên cạnh khả năng kháng khuẩn, nước lá tràm trà còn giúp điều tiết bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn và hình thành mụn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với da dầu và da hỗn hợp, giúp duy trì làn da thông thoáng, mịn màng.
Làm dịu da và giảm kích ứng: Nước lá tràm trà có đặc tính làm dịu da, giảm kích ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm. Silver Daily Calming Milky Essence kết hợp nước lá tràm trà với các thành phần dưỡng ẩm và làm dịu da khác như keo bạc, vitamin B5, dầu hạt nho, giúp cân bằng độ ẩm, giảm thiểu tình trạng khô da, kích ứng do các hoạt chất trị mụn khác gây ra.
4.2. Tinh dầu tràm trà bọc nano - Nano Tea Tree Acne-care Spot Gel
Một sản phẩm khác của nhà Bibala chúng mình cũng ứng dụng tràm trà chính là gel chấm mụn Nano Tea Tree Acne-care Spot Gel.
Điểm khác biệt của sản phẩm này nằm ở việc ứng dụng công nghệ nano vector để tối ưu hóa hiệu quả của tinh dầu tràm trà. Các phân tử tinh dầu tràm trà được "đóng gói" trong lớp vỏ phospholipid siêu nhỏ, giúp chúng dễ dàng thẩm thấu sâu vào các tầng da dưới. Điều này không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium acnes gây mụn, mà còn khắc phục những nhược điểm của tinh dầu tràm trà truyền thống như dễ bay hơi, oxy hóa nhanh và gây kích ứng da.
Nano tea tree phát huy tối đa khả năng kháng khuẩn vốn có của tinh dầu tràm trà, nhờ đó tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn Propionibacterium acnes cả trên bề mặt và sâu trong lỗ chân lông. Với kích thước siêu nhỏ, nano tea tree có thể dễ dàng xâm nhập vào lớp màng sinh học do vi khuẩn tạo ra, phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt vi khuẩn ẩn náu bên trong. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc điều trị mụn kháng kháng sinh, khi các loại kháng sinh thông thường khó có thể tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn trong màng sinh học.
Bên cạnh khả năng kháng khuẩn, nano tea tree còn có tác dụng giảm viêm, làm dịu da, giảm sưng đỏ và kích ứng do mụn gây ra. Điều này giúp làn da nhanh chóng phục hồi sau tổn thương do mụn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo thâm.