PHA - THẾ HỆ TREATMENT LAI DƯỠNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ DA NHẠY CẢM

PHA - THẾ HỆ TREATMENT LAI DƯỠNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ DA NHẠY CẢM

Thành phần mới nổi PHA được xem như phiên bản cải tiến lai dưỡng của AHB/ AHA, không chỉ đảm nhiệm khả năng tẩy da chết trên da, mà nó còn giúp ngăn chặn và giải quyết về các vấn đề về thâm nám và lão hóa một cách an toàn. Hãy cùng Bibala tìm hiểu và tận dụng tối đa hiệu quả của PHA nhé!

 
  1. GIỚI THIỆU VỀ PHA

  1. PHA là gì?

PHA, còn được gọi là polyhydroxy acid, là loại acid thế hệ mới và nhanh chóng trở thành một trong những thành phần được chuyên gia da liễu ưu ái lựa chọn. PHA thuộc họ AHA, tuy nhiên, PHA có kích thước lớn hơn nhiều so với các AHAs phổ biến (như glycolic acid và lactic acid).  

Các PHA phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da bao gồm:

  • Gluconolactone

  • Lactobionic acid

  • Galactose

Hình: Cấu trúc PHA

 

Tương tự như AHAs, PHA hoạt động bằng cách tẩy tế bào chết trên bề mặt, cải thiện kết cấu và mức độ đều màu của da, đồng thời giúp các thành phần chăm sóc da thấm sâu hơn từ đó tăng cường hiệu quả của chúng. Ngoài công dụng tẩy tế bào chết, PHAs còn cung cấp đặc tính cấp ẩm vượt trội hơn AHAs (vì trong công thức có nhiều nhóm -OH hơn).

 

Hơn nữa, PHAs giúp chống lại quá trình glycation (đường hóa), khi đường gắn vĩnh viễn vào collagen và elastin khiến các protein này bị phân hủy, da mất đàn hồi, tổn thương chức năng và gây lão hóa da.  Đồng thời, PHAs có đặc tính chống oxy hóa, giúp phục hồi và ngăn ngừa tổn thương gốc tự do do tia cực tím và ô nhiễm gây ra đối với collagen và tế bào.

 
  1. Các đặc tính của PHA

  1. Liên kết với nước

PHAs cũng như bionic acid có tính hút ẩm mạnh, có khả năng hút và liên kết nước tương tự các hợp chất polyol khác như glycerin. Thông thường, bionic acid có thể bay hay ở nhiệt độ phòng và hút ẩm mạnh tạo thành matrix gel - một màng gel chứa nước với hàm lượng tùy vào loại bionic acid.

Matrix gel giúp cung cấp độ ẩm và có thể bổ sung các đặc tính bảo vệ và làm dịu cho da bị viêm. Đặc tính này giúp PHAs và bionic acid tác động trên da nhẹ nhàng và không gây kích ứng, ngay cả sau khi dùng các liệu pháp thẩm mỹ [1].

Hình: Matrix gel chứa 14% nước được hình thành khi nước bay hơi từ dung dịch axit lactobionic axit bionic (BA).

 
  1. Khả năng chống tia UV

Gluconolactone được nghiên cứu [2] chứng minh giúp tăng khả năng bảo vệ khỏi bức xạ UV lên đến 50%. Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định có thể do gluconolactone có cơ chế đẩy quá trình oxy hóa chelate (hợp chất hoá học gồm 2 hay nhiều nguyên tố kim loại liên kết với nhau bằng liên kết phối trí) hoặc có thể là do thông qua các hiệu ứng trực tiếp loại bỏ gốc tự do. 

Hình: Thí nghiệm đánh giá khả năng sàng lọc tia UVB của gluconolactone. Một dung dịch chứa gluconolactone được treo lơ lửng phía trên các nguyên bào sợi trong đĩa thạch anh và được so sánh với điều kiện đối chứng trong đó chỉ có PBS lơ lửng phía trên tế bào.

 
  1. Khả năng chống oxy hóa

Khả năng chống oxy hóa của PHA và bionic acid (bao gồm ribonolactone, gluconolactone, galactonolactone, lactobionic acid và maltobionic acid) đã được chứng minh thông qua những thực nghiệm [3] thể hiện khả năng làm chậm hoặc giảm thiểu quá trình oxy hóa không khí. Từ thực nghiệm của Briden ME, Green BA cho kết quả PHA và bionic acid làm chậm quá trình oxy hóa của anthralin; hydroquinone; vỏ chuối; với các chất chống oxy hóa đã biết như vitamin C và N-acetylcysteine làm đối chứng. 

 
  1. PHAs TỐT HƠN CHO LÀN DA NHẠY CẢM SO VỚI AHAs và BHA? 

Có thể nói, Polyhydroxy acid được xem là thế hệ cải tiến của các tẩy tế bào chết hóa học Hydroxy Acid khác bao gồm Alpha hydroxy acid (AHA) và Beta hydroxy acid (BHA). Tất cả những treatment này ngoài khả năng cải thiện tốc độ thay mới làn da, còn giúp thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế mụn, đẩy lùi tác hại của ánh nắng mặt trời, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và kích thích làn da săn chắc, tăng đàn hồi và ngậm nước hơn.

Tuy nhiên, PHA được công nhận ít gây kích ứng cho da nhạy cảm hơn.

  1. AHAs tác động lên lớp thượng bì và trung bì

AHA, bao gồm glycolic acid và lactic acid, thường được thêm vào các chu trình hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, sẹo, tăng sắc tố, cải thiện nền da và rãnh nhăn [4]. 

  • Glycolic acid có kích thước hạt nhỏ nhất trong tất cả các loại AHAs, có khả năng thấm sâu và tác động tẩy da chết mạnh mẽ nhất.

AHAs hoạt động chủ yếu trên lớp sừng và lớp thượng bì, hiệu suất còn phụ thuộc vào nồng độ và độ pH của công thức.

  • Nồng độ càng cao, pH càng thấp, AHAs ở dạng tự do nhiều hơn, dễ thẩm thấu vào da hơn so với dạng muối AHAs.

Thành phần này hoạt động thông qua cơ chế làm giảm nồng độ ions Calcium trên lớp sừng. Khi nồng độ calcium giảm, các tế bào sừng dễ tách nhau ra, từ đó có tác dụng đẩy nhanh quá trình rụng đi của lớp sừng già cỗi trên bề mặt da.

Việc giảm nồng độ Calcium cũng giúp làm trẻ hoá tế bào, làm tăng bề dày của lớp thượng bì.

Hình: AHAs hoạt động trên lớp thượng bì

 

Ở lớp trung bì, AHAs tham gia vào hoạt hoá Fibroblasts hoặc gián tiếp giải phóng IL-1, từ đó giúp tăng sinh Collagen, GAGs, cải thiện ma trận ngoại bào và tái cấu trúc, củng cố lớp trung bì.

Tuy nhiên, AHAs rất dễ gây kích ứng ở nồng độ càng cao và pH càng thấp (lý tưởng là nồng độ 5-8%, pH ~3.8 cho người mới bắt đầu sử dụng acid) với rất nhiều biểu hiện như đỏ da, ngứa da, bong tróc,... Kích ứng trầm trọng hơn khi da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa da, rát da khó thuyên giảm, da tổn thương hàng rào bảo vệ và gặp nhiều vấn đề khác. 

Hơn nữa, AHAs khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, làm tăng số lượng tế bào cháy nắng trên da, gây ra sạm da khi tiếp xúc tia UV mà không có lớp bảo vệ. 

 
  1. BHA tác động lên làn da

BHA (bao gồm Salicylic acid và Tropic acid) hòa tan trong dầu, vì vậy chúng có thể thâm nhập vào lỗ chân lông cũng như hoạt động trên bề mặt da. Các acid này có khả năng thẩm thấu sâu hơn so với AHAs, không chỉ cải thiện kết cấu da mà tác dụng chính là làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn gây mụn.

Mặc dù BHA có thể ít gây kích ứng hơn AHA một chút nhưng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng chúng vẫn khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời [5].

 
  1. PHA ít nhạy cảm hơn trên da

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng PHA gần như có hiệu quả như các hydroxy acid khác và ít gây kích ứng da hơn, kể cả trên những làn da có bệnh lý hồng ban hoặc chàm. Nguyên do là PHA có cấu trúc phân tử lớn hơn AHA và BHA, chúng cần nhiều thời gian hơn để thẩm thấu và sẽ không thấm sâu bằng, từ đó giãn cách thời gian treatment và ít gây tác dụng phụ. 

Đặc biệt, PHA có thể làm giảm độ nhạy cảm với ánh nắng sau điều trị và nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu [6] cho thấy PHA gluconolactone ngăn ngừa một số tổn thương do tia cực tím trong tế bào da chuột. Hơn nữa, PHA hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú

 

III. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHA TRONG LÀM ĐẸP DA 

  1. Tẩy tế bào chết, cải thiện bề mặt da

Một số thử nghiệm [2] hiệu quả tẩy tế bào chết của PHAs - gluconolactone so sánh với AHA - glycolic acid, cho thấy hiệu quả tẩy tế bào chết và thay đổi tế bào biểu bì diễn ra đáng kể ở cả hai hoạt chất, tuy nhiên, mức độ hiệu quả được quan sát thấy với glycolic acid mạnh hơn.

PHA có khả năng tẩy tế bào chết “nhẹ dịu" không gây kích ứng da, đồng thời kết hợp cả chức năng dưỡng ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên, lý tưởng cho mọi làn da, đặc biệt là da khô, bệnh lý như ichthyosis vulgaris and scaling (vảy da) liên quan đến bệnh chàm. 

Hình: Bệnh vảy cá dạng phiến. Bên trái cho thấy làn da không được điều trị và bên phải cho thấy làn da sau khi sử dụng hai lần mỗi ngày trong 2 tuần với kem kết hợp 20% α-hydroxyaxit/polyhydroxy acid/axit bionic (pH, 3,7). Kem chứa 5% axit lactic, 5% axit glycolic, 5% axit mandelic và 5% hỗn hợp gluconolactone và axit maltobionic.

 
  1. Hỗ trợ điều trị tăng sắc tố trên da

PHA trị nám thông qua 2 cơ chế. 

Đầu tiên, chúng làm phân tách lớp tế bào sừng thông qua việc giảm nồng độ ions Calcium liên kết, khiến các desmosomes bị phân tách, từ đó đẩy nhanh việc thay da chết và làm bong tróc những tế bào riêng lẻ. PHA có thể làm bong cả những tế bào chứa hắc tố nên thường được dùng trong peel acid trị sắc tố hoặc các sản phẩm trị sắc tố giúp làm sáng da dần dần.

Hình: Cơ chế tăng tốc độ chuyển hóa tế bào và trị nám của PHA 

Thứ hai, PHAs thúc đẩy quá trình chelat hóa trên da, là tác nhân tác động tới căn nguyên tăng sinh hắc tố. Chelation đồng được biết là can thiệp vào việc sản xuất enzyme tyrosinase chứa đồng, một loại enzyme thiết yếu trong việc sản xuất melanin.

Hơn nữa, PHAs hoàn toàn có phù hợp khi kết hợp với các chất làm sáng da khác như Hydroquinone, Vitamin C, Niacinamide, Azelaic Acid,... giúp tăng cường hiệu quả làm trắng. PHAs giúp mở đường cho các hoạt chất tăng thẩm thấu và chống oxy hóa giúp ổn định Hydroquinone, Vitamin C hoặc các thành phần dễ bị oxy hóa khác [2]. 

Hình: Người phụ nữ bị tăng sắc tố (trái) trước và (phải) sau khi sử dụng công thức làm sáng da hai lần mỗi ngày trong 12 tuần. Công thức chứa 2% hydroquinone, 3% axit kojic và 10% gluconolactone/ lactobionic acid. 

 
  1. Hỗ trợ điều trị mụn 

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của PHA trong điều trị mụn.

Thí nghiệm [7] đã thực hiện thử nghiệm đánh giá hiệu quả và khả năng dung nạp của da với gluconolactone 14%, placebo (giả dược) và benzoyl peroxide 5%. Kết quả cho thấy:

  • Cả gluconolactone và benzoyl peroxide đều có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện mụn trứng cá của bệnh nhân bằng cách giảm số lượng tổn thương (viêm và không viêm). 

  • Bệnh nhân được điều trị bằng gluconolactone ít gặp phải tác dụng phụ hơn khi so sánh với benzoyl peroxide. 

Hình: Số lượng trung bình của các tổn thương do viêm mụn ở 3 nhóm (theo %) 

 

Ngoài ra, sự kết hợp của Alpha-hydroxy acid, Beta-hydroxy acid và Poly-hydroxy acid đã trở nên phổ biến để điều trị mụn trứng cá trong vài năm gần đây. Nghiên cứu [8] đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc kết hợp 30% AHA, 2% BHA và 7% PHA trong điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình đến nặng cho kết quả cải thiện tình trạng mụn cũng như kết cấu da của họ được đánh giá trong khoảng thời gian 6 tuần.

Hình: Tác dụng kết hợp AHA BHA PHA trên da mụn sau 3 tuần 

 

IV. ỨNG DỤNG PHA ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ SẮC TỐ SAO CHO ĐÚNG?

  1. Lựa chọn công thức phù hợp

Có thể thấy, không thể sử dụng đơn lẻ PHA điều trị mụn và tăng sắc tố cho hiệu quả cao, cần kết hợp đa hoạt chất có cơ chế khác nhau để có thể tác động nhiều nhất tới những cơ chế bệnh sinh của những vấn đề trên da.

Để lựa chọn sản phẩm PHA điều trị mụn và thâm sau mụn phù hợp, cần đảm bảo công thức sau:

  • Có khả năng kiểm soát kích ứng và phục hồi tốt, chứa các chiết xuất thực vật đắt giá và các phức hợp giữ ẩm tốt nhằm tránh mất ẩm xuyên bì, giúp tăng sinh tế bào và củng cố hàng rào bảo vệ da trong suốt quá trình điều trị.

  • Có chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào trước gốc tự do và tác nhân gây hại.

  • Kết cấu công thức bền vững và thẩm thấu tốt, giảm kích ứng, tăng phát huy tác dụng tối đa đến mô đích.

  • Đặc biệt, tránh các sản phẩm chứa PHA có nền cồn, dễ nhạy cảm kích ứng với những làn da yếu.

 
  1. Phối hợp PHA với những hoạt chất hỗ trợ điều trị mụn khác

  1. Tretinoin

Tretinoin thuộc nhóm Retinoids là một trong những hoạt chất nổi tiếng được biết đến với vai trò giải quyết các vấn đề liên quan đến mụn, chúng tác động đến 2 trong 4 yếu tố gây mụn, bao gồm [9]:

  • Bình thường hóa quá trình sừng hóa bằng cách giảm sự tăng sinh tế bào sừng và thúc đẩy sự biệt hóa.

  • Ngăn chặn một số con đường viêm quan trọng được kích hoạt trong mụn trứng cá. 

Tretinoin mang lại hiệu quả bởi nó trực tiếp gắn vào thụ thể trên tế bào. Một nghiên cứu cho thấy rằng với 12 tuần điều trị bằng tretinoin ở nồng độ 0.025% và 0.1% giúp làm giảm các microcomedones lần lượt là 35% và 80% [10].

 

Sự tương thích của PHA với tretinoin được đánh giá cao hơn cả bộ đôi glycolic acid + tretinoin. Vì PHA làm dịu da và giảm tối đa khả năng kích ứng cũng như nhạy cảm với ánh sáng.

PHAs được lựa chọn kết hợp với các liệu pháp thuốc tại chỗ để điều trị các tình trạng viêm da bao gồm bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và viêm da tiết bã nhờn và các tình trạng tăng sừng khác nhau bao gồm bệnh khô da và dày sừng pilaris, nấm da, tăng sắc tố,... [11]

Hình: Số lượng tổn thương do mụn trứng cá (bao gồm sẩn, mụn mủ, mụn viêm và mụn đầu đen) giảm đáng kể theo từng thời điểm.   

 
  1. Mandelic Acid 

Acid Mandelic là một loại AHAs, có tác động trên bề mặt da, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Tuy nhiên, Mandelic Acid có kích thước lớn gấp đôi Glycolic Acid và thâm nhập vào da chậm hơn, vì thế dễ dung nạp hơn đối với những người có làn da nhạy cảm, tránh sự xâm nhập sâu của Mandelic gây ra khả năng kích ứng thấp hơn, rất phù hợp cho các bạn có làn da nhạy cảm.

  • Trong khi AHA là hoạt chất chỉ tan trong nước, còn BHA thì tan trong dầu, thì Mandelic Acid có thể tan trong nước và dầu, phù hợp cho mọi loại da.

Với công thức chứa khoảng 2-4% Mandelic acid sẽ giúp cải tạo bề mặt da, nhờ cấu trúc đặc biệt (do có vòng benzen) khiến cho Mandelic acid dễ dàng hòa tan các cầu nối tế bào chết trên da hơn, mà vẫn giữ được đặc tính của AHA là liên kết với nước giúp giữ nước lại cho da, khiến làn da ẩm.

  • Mandelic Acid 10%−15% có thể được áp dụng hàng tuần hoặc hai tuần một lần để giải quyết các vấn đề về nám da.

Ngoài ra, nhờ khả năng thấm sâu vào trung bì và hạ bì nên Mandelic Acid trực tiếp làm tăng tổng hợp collagen bởi các nguyên bào sợi. 

 

Sự kết hợp của PHA và Mandelic Acid giúp hỗ trợ trị mụn song song điều trị tăng sắc tố, thâm mụn mà vẫn an toàn cho làn da nhạy cảm. 

 

3. Không nên bỏ qua bước chống nắng và phục hồi

Điều trọng quan trong điều trị các vấn đề trên da đó là duy trì thói quen chống nắng mỗi ngày. Nên sử dụng các sản phẩm chống nắng có khả năng chống tia cả UVA, UVB và cần được bôi thoa lại thường xuyên.

Tiếp theo, nền da khỏe là tiền đề đầu tiên để quyết định mức độ đáp ứng của làn da. Phục hồi da nhanh chóng bằng các yếu tố tăng trưởng tự nhiên EGF, FGF, VEGF, IGF1,... kết hợp bảo vệ tế bào thông qua các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Vitamin C, Vitamin E giúp củng cố hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới khỏe mạnh. 

Ngoài ra, khóa ẩm và nuôi dưỡng sâu bằng những chiết xuất đắt giá như Nọc ong, tầm bóp,... giúp kháng viêm, dịu da, tăng cường hàng rào bảo vệ, bảo toàn sức khỏe và chức năng cho da. 

 

VI/ GỢI Ý SẢN PHẨM

8% Daily Glowing Essence Bibala

Tinh chất dưỡng chứa thành phần chính là 8% PHA (Gluconolactone) sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi giúp các hoạt chất khác dễ dàng thâm nhập vào biểu bì, giúp cải thiện tính thấm cho công thức.

Kế đến, Gluconolactone còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm thiểu các tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, việc sử dụng Gluconolactone trong quá trình chăm sóc da sẽ bảo vệ làn da không bị tổn hại bởi ánh nắng mặt trời - điều mà nhóm AHA không thể đáp ứng được.

Thứ ba, với khả năng giữ vững độ ẩm cho hàng rào bảo vệ da, hoạt chất Gluconolactone sẽ mang lại lợi ích bổ sung và tăng cường hiệu quả sau những đợt điều trị bằng phương pháp xâm lấn như laser hoặc mài da vi điểm.

8% PHA (dạng Gluconolactone) có trong công thức Daily Glowing Essence giúp loại bỏ da chết, ngăn ngừa hình thành mụn, giảm thiểu các tình trạng thâm nám, lão hóa trên da. Đồng thời còn hỗ trợ khả năng chống oxy hóa và giảm thiểu tình trạng làn da bị tăng sắc tố sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, công thức còn bổ sung 2% Mandelic acid (AHA) cải thiện tone màu da một cách sáng mịn. Ngoài ra, với nước chiết từ lá xô thơm, chiết xuất táo và Hyaluronic acid sẽ hỗ trợ làn da trở nên căng mịn, bóng bẩy hơn sau khi thoa, đồng thời hạn chế tình trạng nóng rát, châm chích sau khi dùng các hoạt chất tẩy da chết hóa học này.

 

Nguồn tham khảo: 

  1. Green, B. A., Yu, R. J., & Van Scott, E. J. (2009). Clinical and cosmeceutical uses of hydroxyacids. Clinics in dermatology, 27(5), 495–501. 

  2. Bernstein EF, Brown DB, Schwartz MD, Kaidbey K, Ksenzenko SM. (2004) The polyhydroxy acid gluconolactone protects against ultraviolet radiation in an in vitro model of cutaneous photoaging. Dermatol Surg 30, 1–8

  3. Briden ME, Green BA. (2005) The next generation hydroxyac- ids. In: Draelos Z, Dover J, Alam M, eds. Procedures in Cosmetic Dermatology: Cosmeceuticals. Philadelphia, PA: Elsevier Saunders, pp. 205–12.

  4. https://da101.org/reviews/tac-dong-da-dang-cua-ahas-len-cac-lop-da.html#1_Gioi_thieu_ve_AHAs 

  5. Beta hydroxy acids. (2020). https://www.fda.gov/cosmetics/cosmetic-ingredients/beta-hydroxy-acids 

  6. Grimes PE, et al. (2004). The use of polyhydroxy acids (PHAs) in photoaged skin.

  7. Hunt, M. J., & Barnetson, R. S. (1992). A comparative study of gluconolactone versus benzoyl peroxide in the treatment of acne. Australasian journal of dermatology, 33(3), 131-134.

  8. Saxena, V., & Yadav, K. (2020). Glycolic Acid, Lactic Acid, Mandelic Acid, Salicylic Acid, Citric Acid, Gluconolactone: Skin Exfoliators in Combination Therapy of Acne Vulgaris. International Journal of Research in Engineering, Science and Management, 3(10), 54-55. https://doi.org/10.47607/ijresm.2020.334

  9. Czernielewski, J., Michel, S., Bouclier, M., Baker, M., & Hensby, C. (2001). Adapalene biochemistry and the evolution of a new topical retinoid for treatment of acne. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 15, 5-12.

  10. Lavker, R. M., Leyden, J. J., & Thorne, E. G. (1992). An ultrastructural study of the effects of topical tretinoin on microcomedones. Clinical therapeutics, 14(6), 773-780.

  11. https://www.qvsiete.com/wp-content/uploads/Safety-and-Efficacy-of-Gluconolactone-Regimen-on-Sensitive-Skin-and-Photodamage.pdf 



Bài trước Bài sau
Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học

tâm huyết trong từng sản phẩm

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

cho đơn hàng từ 500K

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng

tận tâm và chu đáo

Theo dõi da cho KH

Theo dõi da cho KH

khách hàng yên tâm sử dụng